Hướng dẫn thiết kế sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4, nhà ở dân dụng 2 tầng, 3 tầng,… Dành cho các gia đình chuẩn chị xây nhà hoặc sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện.
Sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4
Việc thiết kế sơ đồ đi dây điện trong nhà được chia làm 2 phương pháp phổ biến ở tất cả các công trình. Từ thi công nhà ở dân dụng cho tới nhà cao ốc, chung cư… Đó là thi công điện âm tường hoặc đi dây điện nổi.
Khi sử dụng hai phương án đi dây điện trong nhà là dây điện chìm và dây điện ngầm. Mỗi phương án nối dây sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Các gia đình nên chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất để đảm bảo chi phí và tiết kiệm.
Sau đây là sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4
Sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4 gồm 2 loại sơ đồ chính là sơ đồ đi dây điện nổi và đi dây điện chìm. Ưu nhược điểm chúng tôi xin đề cập ở dưới như sau :
Cách đi dây điện nổi
Như tên gọi cách đi dây này đường dây điện sẽ được để ra ngoài tường, được cố định bằng những tấm nhựa gắn lên tường . Đường dây nổi được lắp đặt sau khi hoàn thành công trình.
Ưu điểm
- Tiện lợi cho việc sửa chữa, bảo trì
- Chi phí rẻ hơn so với đi dây điện âm tường
- Dễ dàng thay thế đường dây, thiết bị khi có sự cố. Hoặc khi hộ gia đình có nhu cầu sửa đổi
- Không cần thiết kế sơ đồ trước khi khởi công xây dựng.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mĩ không cao
- Dễ gây chập cháy nguy hiểm nếu có va chạm hơn là đi dây điện chìm
- Ảnh hưởng đến không gian sử dụng
Sơ đồ đi dây điện âm tường
Đi dây điện âm tường là sử dụng các đường ống dẫn dây đường chôn chìm xuống mặt sàn hoặc trong tường. Với cách đi dây này thì cần phải có sơ đồ đi dây điện nhà cấp 4 trước khi khởi công xây dựng. Và dây thường được lắp đặt ngay sau khi xây dựng xong từng cấu trúc của ngôi nhà. Việc thiết kế sơ đồ đi dây của từng công trình là khác nhau nên việc thiết kế sơ đồ phụ thuộc nhiều vào cách bài trí và nhu cầu của chủ công trình.
2.1 Ưu điểm
- Công trình mang tính thẩm mỹ cao
- Tiết kiệm không gian nhà ở
- Tránh được các yếu tố bên ngoài dẫn tới việc độ bền của mạng lưới điện tăng lên
2.2 Nhược điểm
- Chi phí lắp đặt cao
- Khi xảy ra sự cố , việc sửa chữa bảo trì, nâng cấp diễn ra khá phức tạp
- Cần phải có sơ đồ thiết kế mạng lưới dây điện trước khi khởi công xây dựng
- Cần chọn lọc vật liệu xây dựng khá kỹ càng vì thường mạng lưới điện âm tường sẽ cần độ bền tương đương với công trình xây dựng.
Sơ đồ mạch điện nhà 2 tầng
Toàn bộ dây dẫn trong sơ đồ điện trong nhà 2 tầng được lắp đặt bằng cách luồn vào trong ống SP. Và đi ngầm kể cả trong tường và trần nhà. Đường dây điện sinh hoạt trong nhà không được đi chung với các loại dây khác như cáp tín hiệu.
Phần tủ điện trong nhà cần đặt cách với phần sàn 1.4m, phần công tắc đèn cần phải đặt cách sàn 1.2m. Phần ổ cắm trong sơ đồ điện trong nhà cần đặt cách sàn 0.4m.
Trong sơ đồ nguyên lý đường dây điện thì phần dây chờ cho cục lạnh điều hoàn sẽ được đặt các 0.4m so với độ cao của mái trần. Về phần cục nóng điều hòa thì cần đặt cách tường dưới 0.2m.
Sơ đồ đi dây điện tầng 1
Sơ đồ đi dây điện tầng 2
Mời các bạn theo dõi video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng dây đồng nhiều gia đình sử dụng!
Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:
Số 629, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline : 0986.203.203
Website: Nhatlinhonap.com
E-mail : vietnamlitanda@gmail.com
Các tìm kiếm liên quan đến sơ đồ đi dây điện trong nhà cấp 4: sơ đồ thiết kế mạng điện trong nhà, sơ đồ mạch điện nhà ở, sơ đồ mạch điện trong gia đình, sơ đồ lắp điện nhà 2 tầng, sơ đồ mạch điện nhà 2 tầng, sơ đồ mạch điện trong nhà, cách đi dây điện nổi trong nhà, sơ đồ điện nhà 3 tầng.
BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO.
QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU VỀ SỬA CHỮA ĐIỆN
XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐƠN VỊ KHÁC.
XIN CẢM ƠN!