Cột điện cao thế cao bao nhiêu mét? khoảng cách giữa các cột điện là bao nhiêu?

   Những chiếc cột điện có mặt ở khắp mọi nơi, từ đô thị, thành phố cho đến nông thôn. Trong hệ thống lưới điện ở nước ta có nhiều đường điện với các điện áp khác nhau. Vì vậy chúng ta cũng nhìn thấy có nhiều loại cột điện khác nhau chiều cao và khoảng cách. Có nhiều người thường hỏi rằng: cột điện cao thế cao bao nhiêu mét? cột điện trung thế cao bao nhiêu mét? khoảng cách giữa các cột điện là bao nhiêu?… Vậy các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu xem việc xây dựng những cột điện ở nước ta được quy định như thế nào.

Xem thêm: bảng giá ổn áp lioa

Những quy định an toàn về xây dựng công trình lưới điện

   Muốn biết được khoảng cách giữa các cột điện cao áp là bao nhiêu, chiều cao giữa các cột điện cao áp là bao nhiêu? Chúng ta hãy tìm hiểu qua về quy định khoảng cách an toàn đối với điện áp.

cot-dien-cao-the-cao-bao-nhieu

   Quy định về xây dựng công trình lưới điện cao áp được quy định tại Điều 9, Chương 2, Nghị định Chính phủ số 14/2014/NĐ-CP. Gồm có những điều lưu ý như sau:

Quy định an toàn khi xây dựng cột điện cao áp

  • Cột điện phải là cột thép hoặc bê tông cốt thép. Hệ số an toàn của cột, xà, móng cột không nhỏ hơn 1,2.
  • Trong một khoảng cột dây dẫn điện không được phép có mối nối. Trừ dây dẫn điện có tiết diện từ 240mm2 trở lên cho phép có một mối nối cho một dây. Hệ số an toàn của dây dẫn điện không nhỏ hơn 2,5.
  • Khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không được nhỏ hơn quy định như sau:
Điện áp Đến 35 kV110 kV220 kV
Khoảng cách14 m15 m18 m
  • Trường hợp đặc biệt khi xây dựng và cải tạo dây điện cấp điện áp đến 35 kV. Dọc theo hành lang đường giao thông nội bộ ở các khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất. Nếu sử dụng dây bọc thì cho phép khoảng cách từ điểm thấp nhất của dây dẫn điện ở trạng thái võng cực đại đến mặt đất không nhỏ hơn 11 m.

Quy định đối với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp

  • Tại Khoản 1 Điều 51 của luật điện lực có quy định khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp như sau:
Điện ápĐến 22 kV35 kV110 kV220 kV
Dây bọcDây trầnDây bọcDây trầnDây trầnDây trần
Khoảng cách an toàn phóng điện1 m2 m1,5 m3 m4 m6 m
  • Khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện cho đến điểm gần nhất của thiết bị, dụng cụ hoặc các phương tiện làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp được quy định tại Khoản 4 Điều 51 của luật điện lực như sau:
Điện ápĐến 22 kV35 kV110 kV220 kV500 kV
Khoảng cách an toàn phóng điện4 m4 m6 m6 m8 m
  • Khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện khi dây ở trạng thái võng cực đại đến điểm cao nhất của đối tượng được bảo vệ được quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 51 của Luật điện lực như sau:
Khoảng cách an toàn phóng điện / Điện ápĐến 35 kV110 kV220 kV500 kV
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện giao thông đường bộ2,5 m2,5 m3,5 m5,5 m
Đến điểm cao nhất (4,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt hoặc đến điểm cao nhất (7,5 m) của phương tiện, công trình giao thông đường sắt chạy điện3 m3 m4 m7,5 m
Đến chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa1,5 m2 m3 m4,5 m

Quy định đối với hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

  • Khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định theo bảng sau:
Điện ápĐến 22 kV35 kV110 kV220 kV500 kV
Dây bọcDây trầnDây bọcDây trầnDây trầnDây trầnDây trần
Khoảng cách1 m2 m1,5 m3 m4 m6 m7 m
  • Khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện tới điểm cao nhất của công trình xây dựng bên dưới theo chiều thẳng đứng (chiều cao hành lang an toàn) được quy định như sau:
Điện ápĐến 35 kV110 kV220 kV500 kV
Khoảng cách2 m3 m4 m6 m

Chiều cao và khoảng cách giữa các cột điện cao thế

   Qua thông tin đã tìm hiểu bên trên chúng ta đã biết được các quy định an toàn về khoảng các giữa các dây điện với các công trình khác. Và thực tế là không có quy định cụ thể đối với chiều cao của cột điện và khoảng cách giữa các cột điện. Để tính được khoảng cách giữa 2 trụ điện và chiều cao của cột điện thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: địa hình, thiết bị, điện áp của đường dây,…

Ví dụ: Cùng là đường điện cao thế 220 kV. Nhưng nếu chạy qua một cánh đồng thì có thể làm thấp hơn một chút sao cho có khoảng cách an toàn đối với người và thiết bị làm việc bên dưới. Địa hình là đất liền nên có thể xây dựng khoảng cách giữa các cột điện gần nhau để độ võng của đường dây ít.

Nếu đường dây chạy cắt ngang đường đi thì phải làm cột điện cao hơn chút để giữ được khoảng cách an toàn đối với người và phương tiện đi bên dưới.

Khi đường điện bắc qua sông với khoảng cách xa. Nếu xây dựng cột gần nhau thì phải xây dựng dưới lòng sông sẽ khó khăn và tốn kém. Nên có thể xây hai cột lớn ở hai bên sông nhưng phải làm cột thật cao sao cho chỗ võng nhất của dây điện vẫn giữ được khoảng cách an toàn đối với con người và tàu, thuyền hoạt động trên sông.

Mời các bạn tham khảo VIDEO Ổn áp Litanda 15KVA chính hãng dưới đây nhé.

Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:

Số 629 Đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Số 629 Đường Trường Trinh – Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh.

Hotline : 0986.203.203

Website: Nhatlinhonap.com

E-mail  : vietnamlitanda@gmail.com

Ổn áp Litanda xuất khẩu đi châu âu:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *