Biến áp Litanda 2kva Điện vào 220VAC Điện ra 110VDC.
+ Điện áp vào 220V – AC xoay chiều 1 Pha.
+ Điện áp ra 110V – DC 1 chiều có phân cực Âm + Dương.
Công dụng: Là thiết bị chuyển đổi nguồn từ AC-DC. Giúp cho các thiết bị làm việc trong tủ đóng cắt trung thế, cao thế có điện áp DC 110V ổn đinh. Hoạt động tốt trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
Tác dụng nguồn điện 1 chiều:
Nguồn một chiều có nhiệm vụ cung cấp năng lượng một chiều cho các mạch và các thiết bị điện tử hoạt động. Năng lượng một chiều của nó tổng quát được lấy từ nguồn xoay chiều của lưới điện. Thông qua một quá trình biến đổi được thực hiện trong nguồn một chiều.
Sơ đồ khối nguồn một chiều biểu diễn sơ đồ khối của một bộ nguồn hoàn chỉnh với chức năng các khối như sau: – Biến áp để biến đổi điện áp xoay chiều U1 thành điện áp xoay chiều U2 có giá trị…
Nguồn 1 chiều không thể thiếu trong các thiết bị điều khiển tự động hóa, thiết bi điện tử…..vvv
Nhiệm vụ và chức năng của mạch nguồn một chiều.
Các linh kiện điện tử hoạt động với điện áp một chiều ổn định. Trong khi đó điện áp cung cấp là điện áp xoay chiều có điện áp không ổn định.
Ví dụ như ở Việt Nam điện áp lưới danh định là 220V. Nhưng điện áp đó là không ổn định sẽ có thể dao động từ 150V đến 240V tùy từng giờ cao điêm. Các bo mạch nguồn sẽ có nhiệm vụ tạo ra một nguồn nuôi có giá trị điện áp ổn định. Cho dù điện áp đầu vào biến đổi rất nhiều.
Với kinh nghiệm nhiều năm sửa chữa, thiết kế điện tử. Chúng tôi biết rằng có những mạch nguồn cho ra điện áp 5V một chiều rất ổn định. Dù điện áp đầu vào biến đổi từ 80V cho đên 240V. Các bo mạch nguồn phải đảm bảo cung cấp một điện áp ổn định. Không nhiễu để cho các thiết bị điện tử luôn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.
Các thông số kỹ thuật của bo mạch nguồn một chiều.
Nói đến một bo mạch nguồn một chiều các bạn cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật quan trọng của nó như:
– Điện áp đầu vào: Là dải điện áp cung cấp cho bo mạch mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định cho điện áp đầu ra. Dải điện áp đầu vào càng rộng thì bộ nguồn càng đắt tiền và có nhiều ưu điểm.
– Điện áp đầu ra: Là điện áp đưa ra cho tải tiêu thụ, điện áp này càng ổn định, ít nhiễu. Thì càng cho chất lượng bộ nguồn tốt.
– Công suất của bộ nguồn: Mỗi một bộ nguồn chỉ có một khả năng cung cấp một dòng điện giới hạn nào đó cho tải. Mà vẫn giữ ổn định được điện áp đầu ra ( không gây sụt áp). Thông số đặc trưng cho khả năng cung cấp dòng này còn gọi là công suất của bộ nguồn. Một bộ nguồn có công suất càng lớn thì có kích thước càng to và giá thành càng lớn.
– Hiệu suất của bộ nguồn: Là một thông số đặc trưng cho hiệu năng biến đổi năng lượng điện từ điện xoay chiều sang điện một chiều. Hiệu suất càng cao thì bộ nguồn chế tạo càng khó và càng đắt tiền. Nhưng sẽ tiết kiệm điện năng và tỏa nhiệt ít. Các bộ nguồn hiệu suất cao có thể đạt từ 90 đến 98%.
Các kiểu mạch nguồn thông dụng trong các thiết bị điện tử.
Hầu hết các máy móc, thiết bị điện tử ngày nay sử dụng bo mạch nguồn. Được thiết kế theo hai dạng đó là nguồn xung và nguồn tuyến tính:
– Nguồn xung: Được chế tạo phức tạp với nhiều linh kiện điện tử nhưng gọn nhẹ, giá thành rẻ và hiệu suất rất cao. Các bo nguồn xung được sử dụng rất trong thiết bị điện tử thông dụng như: Sạc điện thoại, sạc máy tính, sạc xe đạp điện, đầu DVD, TV,… Đặc điểm dễ nhận thấy của bộ nguồn xung là có bản mạch điện tử khá lớn nhưng biến áp rất nhỏ.
+ Nguồn tuyến tính: Kiểu mạch nguồn này khá đơn giản nhưng kích thước rất cồng kềnh. Vì sử dụng biến áp có kích thước lớn. Mặc dù kích thước to nhưng bộ nguồn này cho hiệu suất thấp, giá thành đắt đỏ. Vì biến áp sử dụng nhiều dây đồng. Ưu điểm của bộ nguồn tuyến tính đó là ít nhiễu cao tần, dễ chế tạo và sửa chữa. Chất lượng nguồn điện đầu ra cao hơn kiểu nguồn xung.