Hướng dẫn cách đấu aptomat chống giật 3 pha 3 cực và 4 cực ngăn chặn tại nạn điện giật, cháy nổ do chập điện. Đặc biệt là tính cắt điện ngay lập tức đảm bảo toàn cho người sử dụng và thiết bị điện.
Cách đấu aptomat chống giật 3 pha
Aptomat chống giật còn gọi hay cầu dao chống rò dòng có tên tiếng Anh là ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker). Có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người bị điện giật. Hoặc khi dòng điện rò vượt quá giới hạn an toàn.
Aptomat chống giật 3 pha: có tác dụng so sánh dòng điện chạy qua 3 dây pha. Nếu dòng điện này khác nhau quá 15mA hoặc 30mA thì nó sẽ ngắt điện khỏi tải, không cho tải làm việc nữa.
Nguyên lý làm việc của aptomat chống giật 3 pha
Hiện trên thị trường aptomat được phân chia ra nhiều loại theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. Chức năng cơ bản của Aptomat thường là bảo vệ quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện.
Đối với Aptomat chống giật còn có thêm tính năng chống dò dòng. Có nhiệm vụ tự ngắt điện khi có dòng điện dò xuống đất hay có người bị điện giật khi dòng điện dò vượt quá giới hạn an toàn.
Khi chập điện thì tại các vị trí chập sẽ tạo ra nhiệt độ đủ để phát cháy đối với những dây dẫn. Dòng điện có thể lên cao đến mức làm aptomat bị ngắt. Nhờ có aptomat chống giật sẽ làm hạn chế được tình trạng bị chập cháy.
Trong trường hợp người sử dụng vô tình chạm vào dòng điện. Hay xảy ra sự cố khi cắm phích điện thì aptomat chống giật sẽ hạn chế được tình trạng bị giật. Ngăn chặn các trường hợp tai nạn nặng do điện giật.
Cách đấu aptomat chống giật 3 pha 4 cực
Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn trước khi lắp aptomat.
Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy.
Khi bắt vít thì bạn nên bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận để không bị lỏng lẻo. Trong quá trình sử dụng thiết bị điện và đặt đầu line ở phía trên, đầu load ở phía dưới.
Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật: Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn vào đầu line. Đầu ra thì gắn với phụ tải vào các cọc load. Không nên gắn ngược lại vì sẽ dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Dây nóng phải đấu vào cọc L, dây nguội vào cọc N. Lưu ý, aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải lắp đặt nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn không nên chủ quan sử dụng luôn mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động được không để điều chỉnh một cách kịp thời.
Mời các bạn xem video máy ổn áp Litanda 10KVA chính hãng lõi tôn silic dây đồng:
Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:
Số 629, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline : 0986.203.203
Website: Nhatlinhonap.com
E-mail : vietnamlitanda@gmail.com
Các tìm kiếm liên quan đến cách đấu aptomat chống giật 3 pha: cách đấu cb chống giật schneider, aptomat chống giật 3pha 3 cực, cách đấu dây aptomat chống giật, cách lắp cb điện, aptomat chống giật 3 pha ls.
BÀI VIẾT CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO
QUÝ KHÁCH CÓ NHU LẮP APTOMAT CHỐNG GIẬT
VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐƠN VỊ KHÁC
XIN CẢM ƠN!