Cách Đọc Kích Thước Bulông Bảng Tra Khối Lượng Bu Lông Tiêu Chuẩn

Bu lông là gì ? Cách đọc kích thước bulông như thế nào? Bảng tra cứu khối lượng kích thước bulong theo tiêu chuẩn. Mời các bạn tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Bu lông là gì

Trong lắp ghép máy móc, sản phẩm cơ khí, thi công xây dựng, lắp ghép nội thất… Sự xuất hiện của bu lông giúp kết nối các kết cấu lại với nhau tạo nên sự liên hoàn, liền mạch trong toàn bộ hệ thống. Tuy chỉ là loại vật tư phụ nhưng bu lông lại có vai trò cực kì quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống.

Bu lông được sản xuất với nhiều chủng loại, kích thước khác nhau sao cho phù hợp với sản phẩm chính. Bao gồm các loại bu lông như: M6x10, M8x25, M10x70… Bu lông nấm cổ vuông hoặc bu lông thường.

Cách đọc kích thước bulông

Cấu tạo của bu lông gồm 2 phần: đầu bu lông và thân bu lông. Tuy theo mục đích sử dụng mà đầu bu lông được thiết kế thành nhiều dạng khác nhau như dạng chỏm cầu, nón trụ, lăng trụ 6 mặt hay lăng trụ 4 mặt. Thân bu lông có dạng hình trụ để tạo ren.

cach-doc-kich-thuoc-bulong
                                      Cách đọc kích thước bulông

Căn cứ vào đường kính ngoài của ren hay còn gọi là Φ để phân chia ra các loại kích thước của bu lông. Ký hiệu này tương đương với “M”. Vậy bu lông M8 tức là bu lông có đường kính ngoài của ren là 8mm.

Vì bu lông có nhiều độ dài khác nhau như 10mm, 20mm, 80mm, 200mm nên khi kí hiệu về sản phẩm bu lông, người ta thường kết hợp giữa đường kính ngoài của ren và chiều dài của bu lông-L ( L- Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được 1 vòng 360 ◦ ). Vây 80 chính là kí hiệu chiều dài của bu long là 80mm. Tương tự với những kích thước khác như: M10x40, M14x150…

Ngoài bulong M8, Bulong M16 cũng là một trong những loại bulong được ứng dụng rất nhiều trong thi công xây dựng.

Ví dụ: Kích thước Bu lông M16 thì có các thông số đi kèm:

+ Đường kính bu lông tiêu chuẩn d = 16mm

+ Bước ren P = 2mm

+ Chiều dày giác K = 10mm

+ Chiều rộng của giác s = 24mm

Bảng tra khối lượng bu lông tiêu chuẩn

Bulong gồm rất nhiều loại khác nhau bao gồm: bulong mòng, bulong neo, bulong nấm, bulong cấp bền, hay ubolt, ula cũng là một dạng bulong (bulong chữ U).

Tùy theo nhu cầu sử dụng, nếu kết cấu công trình không yêu cầu đặc biệt thì dùng loại bulông theo kiểu quy chuẩn có đầu thường hoặc đầu nhỏ.

Ví dụ ký hiệu quy ước của bulông đường kính 12 mm, chiều dài 100 mm:

  • có ren bước lớn: Bulông M12 x 100 TCVN 74-63
  • có ren bước nhỏ 1,25 mm: Bulông M12 x 1,25 x 100 TCVN 74-63
  • có ren bước nhỏ 1,25 mm và có lỗ ở thân: Bulông M12 x 1,25 x 100/96 TCVN 74-63
  • trong đó 96 là kích thước từ mặt tựa của đầu bulông đến tâm của lỗ.            

Đường kính danh nghĩa của ren d

12

(14)

16

(18)

20

S

Kích thước danh nghĩa

22

24

27

30

32

Sai lệch cho phép

– 0,52

– 1,0

Chiều cao đầu bulông H

Kích thước danh nghĩa

8

9

10

12

13

Sai lệch cho phép

+ 0,36

– 0,58

± 0,70

Đường kính vòng tròn ngoài tiếp D

Kích thước danh nghĩa

25,4

27,7

31,2

34,6

36,9

Sai lệch cho phép

-1,3

-1,4

-1,6

-1,8

-1,9

Đường kính của thân bulông d1

Kích thước danh nghĩa

12

14

16

18

20

Sai lệch cho phép

+ 0,43

– 0,45

+ 0,43

– 0,50

+ 0,43

– 0,55

+ 0,84

– 0,55

Độ lệch tâm cho phép của đầu bulông

0,7

1,0

Bán kính góc lượn r 

0,8

1,0

Lỗ để cắm chốt chẻ

Đường kính

Kích thước danh nghĩa

3

4

Sai lệch cho phép

+ 0,40

+ 0,48

Độ lệch cho phép so với trục tâm của thân

0,30

0,35

Xem video ổn áp Litanda 10KVA chính hãng 100% dây đồng:

Kho phân phối ổn áp Lioa và Litanda chính hãng:

Số 629, đường Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline : 0986.203.203

Website: Nhatlinhonap.com

E-mail  : vietnamlitanda@gmail.com

Các tìm kiếm liên quan đến cách đọc kích thước bulông: kích thước vít m4, bảng excel tra bu lông đai ốc, ký hiệu vít, báo giá bu lông 2018, cách vẽ bu lông đai ốc trên giấy, bảng tra bu lông neo, bu lông đai ốc là gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *